Các tiểu bang của Hoa Kỳ Phân_cấp_hành_chính_Hoa_Kỳ

Bài chi tiết: Tiểu bang Hoa Kỳ

Vào lúc tuyên bố độc lập, Hoa Kỳ gồm có 13 tiểu bang, cựu thuộc địa của Vương quốc Anh. Trong những năm sau đó, con số tiểu bang của Hoa Kỳ phát triển gia tăng vì sự mở rộng về phía tây bằng cách giành được, mua lại, và sự phân tách các tiểu bang đã có từ trước lên đến con số 50 như hiện thời:

Bản đồ Hoa Kỳ có những đường ranh giới giữa các tiểu bang. Chú ý rằng AlaskaHawaii được trình bày trong các tỉ lệ khác, và rằng Quần đảo Aleutian và Quần đảo tây bắc Hawaii không có cư dân bị bỏ qua trong bản đồ này.

Quan hệ giữa chính phủ quốc gia và các chính quyền tiểu bang thì rất phức tạp vì hệ thống liên bang của Hoa Kỳ. Theo luật Hoa Kỳ, các tiểu bang được xem là các thực thể có chủ quyền, có nghĩa là quyền lực của các tiểu bang được xem là đến trực tiếp từ người dân trong các tiểu bang đó chớ không phải là từ chính phủ liên bang. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ lúc đầu được thành lập khi các tiểu quốc (bang) có chủ quyền gởi một số đại diện cho chủ quyền của mình đến tham gia vào một chính phủ trung ương. Tuy nhiên chủ quyền mà họ gởi đến đại diện không phải là toàn bộ. Sự đại diện như thế có ý nghĩa là chính phủ liên bang được hưởng chủ quyền có giới hạn và các tiểu bang vẫn duy trì được bất cứ phần chủ quyền còn lại mà họ chưa từng nhượng lại cho chính phủ liên bang qua đại diện của họ. Luật liên bang đứng trên luật tiểu bang trong các lĩnh vực mà chính phủ liên bang được trao cho quyền hành động nhưng những quyền lực của chính phủ liên bang bị chi phối bởi chủ quyền có giới hạn mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định. Tu chính án 10 thuộc Hiến pháp Hoa Kỳ có nói rằng quyền lực chưa được nhượng lại cho chính phủ liên bang vẫn do các tiểu bang giữ.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vụ xử Texas đối đầu với White phán quyết rằng các tiểu bang không có quyền ly khai mặc dù tòa cho phép một số khả dĩ phân tách (ví dụ từ 1 tiểu bang để trở thành 2 tiểu bang) "qua cách mạng hay qua sự ưng thuận của các tiểu bang."[1][2] Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, các tiểu bang không được phép tiến hành chính sách ngoại giao với nước ngoài.

Biên giới giữa Hoa Kỳ và Canada là biên giới không phòng vệ dài nhất trên thế giới. 50 tiểu bang được phân chia thành các bộ phận rõ rệt sau:

  • "Hoa Kỳ Lục địa" hay còn được biết là "48 tiểu bang vùng hạ" hay thuật từ chính sát hơn, các tiểu bang hợp chúng kề cận (contiguous United States).
  • Alaska, một vùng đất nằm bên ngoài, dính liền chỉ với Canada
  • Dãy quần đảo Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ cũng nắm giữ một số lãnh thổ, địa khu và thuộc địa khác, đáng chú ý là đặc khu liên bang có tên Đặc khu Columbia và một số vùng quốc hải hải ngoại, đáng nói nhất là Samoa thuộc Mỹ, Guam, Quần đảo Bắc Mariana, Puerto Rico, và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Các đảo bị Hoa Kỳ chiếm được trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha vào lúc sắp bước vào thế kỷ 20 không còn được xem là lãnh thổ ngoại quốc nữa. Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết rằng các đảo này không tự động bị chi phối bởi Hiến pháp Hoa Kỳ và rằng tùy vào Quốc hội Hoa Kỳ quyết định là những phần nào của Hiến pháp Hoa Kỳ nếu có được áp dụng cho các đảo này. Ngoại trừ duy nhất là Palmyra Atoll, lãnh thổ hợp nhất (vĩnh viễn thuộc Hoa Kỳ) duy nhất của Hoa Kỳ lại là một lãnh thổ chưa được tổ chức và không có cư dân.

Hải quân Hoa Kỳ có duy trì một căn cứ trong một phần Vịnh Guantánamo của Cuba kể từ năm 1898. Chính phủ Hoa Kỳ có hợp đồng thuê mướn khu vực này. Chỉ khi nào có sự thỏa thuận của cả hai phía hoặc Hoa Kỳ đơn phương bỏ khu vực này thì hợp đồng mới hết hạn. Chính phủ Cuba hiện thời dưới quyền của Raul Castro tranh cãi sự giàn xếp này. Họ tuyên bố rằng Cuba không thực sự có chủ quyền vào lúc ký kết hợp đồng này. Hoa Kỳ cho rằng điểm này là đáng tranh cãi vì Cuba rõ ràng đã thông qua vụ thuê mướn này sau cách mạng Cuba với đầy đủ chủ quyền khi họ rút tiền ra từ chi phiếu thuê mướn 1 tháng theo đúng như hiệp ước bị tranh cãi này.

Đơn vị hành chính của các tiểu bang Hoa Kỳ

Các vùng điều tra dân số và đơn vị hành chính Hoa Kỳ

Các quận tại Hoa Kỳ

Các tiểu bang của Hoa Kỳ được chia thành những vùng hành chính nhỏ hơn, được gọi là quận (tên tiếng Anh là "county" cho tất cả, trừ hai tiểu bang: Alaska là "borough" và Louisiana là "parish". Cũng có các thành phố độc lập trực thuộc các tiểu bang nào đó nhưng không phải trực thuộc bất cứ quận hay quận-thành phố thống nhất nào. Một hình thức tổ chức khác là thành phố và quận hợp lại và hoạt động như một thành phố độc lập. Có 39 thành phố độc lập tại Virginia. Các thành phố độc lập khác mà không phải là thuộc các quận hay kết hợp với quận là: Baltimore, Maryland, St. Louis, Missouri, và Carson City, Nevada. Các quận có thể bao gồm một số thành phố, thị trấn, làng hay ấp hoặc đôi khi một phần đất của một thành phố. Các quận có thể có nhiều cấp độ chính trị và pháp lý rất khác nhau nhưng chúng luôn luôn là đơn vị hành chính của tiểu bang. Một vài thành phố kết hợp với quận của chúng trong đó phải kể là Denver, Colorado, San Francisco, CaliforniaPhiladelphia tạo thành quận-thành phố thống nhất vừa có duy nhất 1 chính quyền khu tự quản và vừa hoạt động giống như 1 chính quyền quận. Đặc biệt thành phố New York City nằm trong ranh giới của năm quận. Để hiểu thêm chi tiết, xin xem bài quận của Hoa Kỳthống kê về quận của Hoa Kỳ. Các quận tại nhiều tiểu bang được phân chia thành các - mà theo định nghĩa là các đơn vị hành chính của 1 quận.

Thành phố tại Hoa Kỳ

Có khoảng 30.000 thành phố hợp nhất tại Hoa Kỳ với nhiều cấp độ tự trị khác nhau.

Xã tại Hoa Kỳ

Bài chi tiết: Xã (Hoa Kỳ)

Xã (township) là một cấp bậc công chánh chuyển tiếp giữa thành phố và quận tại Hoa Kỳ; thành phố đôi khi vượt qua khỏi ranh giới của quận (ví dụ thành phố Portland, Oregon phần lớn nằm trong quận Multnomah nhưng có một ít phần đất nằm trong quận Washingtonquận Clackamas) nhưng xã thì không bao giờ vượt qua ranh giới quận. Một số xã có chính quyền và quyền lực chính trị. Một số khác thì chỉ là cách để ấn định một khu vực địa lý. Xã tại Hoa Kỳ về tổng thể là sản phẩm của Hệ thống Thị sát đất công (Public Land Survey System). Xã được chia thành các chi khu nhưng các chi khu như thế không có các chính quyền riêng biệt.

Thuật từ xã (township) và thị trấn (town) tại Hoa Kỳ liên quan mật thiết (trong nhiều tài liệu lịch sử hai thuật từ này thường hay được dùng để thay thế nhau). Tuy nhiên, quyền lực được trao cho các thị trấn và các xã thì tương đối khác nhau giữa tiểu bang này và tiểu bang khác. Tại Tân Anh, các thị trấn là một hình thức chính của chính quyền địa phương, cung cấp nhiều chức năng như tại các quận ở những tiểu bang khác. Ngược lại tại California, thị trấn được xem là một từ khác thay thế cho từ thành phố.